Một số hiểu biết về “LOẠN NĂNG KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM”

Tổng quan về loạn năng khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là Khớp được hình thành bởi lồi cầu xươnghàm dưới và ổ khớp của xương thái dương, Đĩa sụn khớp như một cái đệm giữa các bề mặt xương.

Thuật ngữ rối loạn khớp thái dương hàm là một thuật ngữ chung chỉ các tình trạng gây rối loạn chức năng khớp hoặc đau ở khớp và mặt, bao gồm cả đau đầu.

Đau thường xảy ra trong hoặc xung quanh khớp thái dương hàm (TMJ), bao gồm cơ nhai và các cơ đầu cổ khác, các cân cơ, hoặc cả hai. Một người được xem là có rối loạn khớp thái dương hàm chỉ khi họ có đau hoặc bị giới hạn chuyển động đủ nghiêm trọng để phải tìm kiếm chăm sóc y tế.

Các rối loạn khớp thái dương hàm có các biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng hầu hết đều liên quan đến các vấn đề về cơ, dây chằng hoặc các tổn thương bên trong khớp.

Tổn thương bên trong TMJ gây rối loạn chuyển động lồi cầu trong ổ khớp hoặc chuyển động kháng lại đĩa sụn khớp.

Đĩa khớp này có hình dạng như một tế bào hồng cầu trưởng thành, có tác dụng đệm giữa các bề mặt xương.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân của rối loạn chuyển động bao gồm: nghiến răng, chấn thương, rối loạn hệ thống (ví dụ, viêm khớp), nhiễm trùng tại chỗ hoặc toàn thân, sai khớp cắn và mất răng. Ngay cả việc nhai nhiều kẹo cao su cũng có thể dẫn đến các triệu chứng.

Đánh giá lâm sàng:

Đau tăng khi tác dụng lực ngón tay lên khớp khi há miệng là gợi ý bệnh lý TMJ.

Bệnh nhân được yêu cầu mô tả tính chất đau và giới hạn các khu vực đau. Các cơ nhai (cơ thái dương, cơ cắn, cơ chân bướm trong và ngoài) và các cơ cổ, cơ chẩm được sờ nắn để phát hiện vùng đau và điểm cò (Điểm khởi phát đau sau đó lan ra một vùng).

Bệnh nhân được quan sát khi mở miệng rộng nhất có thể. Khi bệnh nhân há và đóng miệng, đường giữa các răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới (thường nằm trên đường giữa) không tạo thành một đường đứng dọc, đường giữa hàm dưới thường lệch về bên đau. Sờ nắn và nghe tiếng động của khớp trong thì mở miệng và đóng miệng để phát hiện điểm đau, hướng đau lan, tiếng click, tiếng lạo xạo hoặc tiếng pop.

Cảm nhận chuyển động lồi cầu tốt nhất bằng cách đặt 2 ngón tay út bên ngoài ống tai và ấn rất nhẹ nhàng khi bệnh nhân cử động hàm. Độ há miệng trung bình của bệnh nhân ít nhất là 40 mm (đo giữa răng cửa giữa trên và dưới). Để đánh giá độ há miệng, bệnh nhân có thể đặt vừa với 3 đầu khớp ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn) vào miệng.

Một số tình trạng có biểu hiện tương tự rối loạn chức năng khớp thái dương hàm

Triệu chứngBiểu hiện
Nhức đầuViêm xoang Viêm động mạch (thái dương) tế bào khổng lồ Căng thẳng, đau nửa đầu và đau đầu từng cơn Nghiến răng (gây đau đầu do căng cơ) Đau bắt nguồn từ các rối loạn tại cổ
ĐauĐau dây thần kinh sau mụn rộp Chứng loạn dưỡng phản xạ thần kinh giao cảm hoặc u thần kinh chấn thương sau phẫu thuật đầu hoặc cổ Chấn thương đầu cổ Đau răng đau dây thần kinh sinh ba
Đau đi cùng với các vấn đề về thính giácTắc nghẽn các ống tai hoặc vòi nhĩ viêm tai giữa Viêm khớp
Đau ở đầu, cổ, và các vùng khác trên cơ thểĐau xơ cơ hóa, Đau cân cơ toàn thân
Đau, tê bìPhình mạch nội sọ, Khối u di căn
Đau lan đến vùng khớp thái dương hàmCác thương tổn ở cột sống cổ có ảnh hưởng đến cơ hoặc đốt sống cổ
Đau tăng khi bệnh nhân nuốt hoặc xoay đầuRối loạn đốt sống cổ hoặc rối loạn cơ Hội chứng Eagle (mỏm trâm ngấm vôi) Đau dây thần kinh lưỡi hầu Viêm tuyến giáp bán cấp
Khít hàmChèn ép do gãy xương gò má Nhiễm trùng U xương-sụn ở mỏm vẹt Viêm quanh thân răng
Triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm là triệu chứng bệnh nhân thường bị tình trạng đau ở khớp xương thái dương. Vị trí khớp thái dương ở hai khớp gần vị trí tai của bạn. Khớp xương này với các cơ, dây chằng cho cơ hàm đóng và mở để thực hiện các cử động như nói, ăn và nuốt.
Bệnh rối loạn khớp thái dương là một trong những căn bệnh thường đi kèm với các cơn đau quang khớp hàm và khi thực hiện các cứ động như nhai và nuốt. Nhiều người thường nghĩ đây là bệnh viện họng hoặc đâu răng gây ra. Nhưng không phải nhé, triệu chứng này là do có vấn đề về triệu chứng các cơ bắp, dây chằng, đĩa đệm và xương hoạt động sai lệch, nên gây ra triệu chứng đau nhức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *