Khớp cắn xấu ảnh hưởng đến bạn như thế nào? – BS Curtis Westersund

[0:06] Sự đau đớn là một cảm xúc mà chúng ta đều thấu hiểu: đau đầu, đau lưng, đau cổ… Tất cả chúng ta đều từng trải qua cả. Nhưng nếu ta bị đau mạn tính thì điều đó có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống. Nếu bạn bị đau mạn tính thì bạn sẽ mất rất nhiều sức lực chỉ để sinh hoạt.

[0:23] Nhiều người khi bị đau mạn tính thường gọi bác sĩ của họ. Thế nhưng, những bác sĩ này thường chỉ đưa ra những giải pháp tạm thời, như kê thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ, chứ không giải quyết tận gốc. Đây không phải là một vấn đề về y học mà là một vấn đề về chức năng của cơ thể.

[0:43] Do đó ta cần một giải pháp liên quan đến chức năng. Tất nhiên, chúng ta cần phục hồi sự thăng bằng và chức năng của cơ thể. Nhưng một điều có thể bạn chưa biết là phần lớn cơ chế thăng bằng của cơ thể dựa vào việc hai hàm răng của bạn khớp nhau như thế nào.

[0:53] Đã có rất nhiều nghiên cứu về điều này.     

[0:55] Tiến sĩ Roger Sperry, người đã đạt giải Nobel cho công trình nghiên cứu não bộ, nói rằng não bộ chúng ta dùng hơn 90% năng lượng chỉ để điều khiển cơ thể trong trường hấp dẫn.

[1:09] Do đó, cơ thể càng có nhiều vấn đề về cơ học thì càng có ít năng lượng để suy nghĩ, trao đổi chất và phục hồi.

[1:20] Vậy ta gọi hội chứng mà đầu và cổ có vấn đề về cơ học là gì? Những nhóm người khác nhau có tên gọi khác nhau. Các bác sĩ y khoa gọi nó là chứng đau mặt mạn tính, hay CFP. Các bệnh nhân gọi nó là bệnh khớp thái dương – hàm dưới, hay TMJ. Nhưng nha sĩ chúng tôi thì dùng môt thuật ngữ chính xác hơn: đó là hội chứng khớp thái dương – hàm (TMD). Nếu ta tính sơ qua thì có ít nhất 30% dân số thế giới bị hội chứng này. Nhưng theo tôi nghĩ, nếu ta bao gồm cả những người có triệu chứng của TMD nhưng không bị đau, con số này có thể lên đến gần 70%.

👉 https://www.24sevenhc.com.vn/orthokinetic-tuong-lai-cua-nganh-rhm-trong-thoi-dai-ky-thuat-so/

[1:59] Để hiểu về TMD, bạn cần biết một chút về cơ thể người. Trên đó là vai và sau đó là cổ. Trên cổ thì có đầu, hay sọ. Dưới sọ thì có xương hàm. Xương hàm thì gắn với sọ bằng các cơ.

[2 :13] Trên thực tế, nếu ta cắt các cơ ấy đi thì xương hàm sẽ rớt xuống đất.

[2 :18] Hàm dưới có một điểm giằng gọi là khớp thái dương hàm. Đây là một bộ phận đặc biệt : nó không chỉ có khả năng quay mà còn có thể tiến lên phía trước cũng như đi từ trái sang phải.

[2 :28] Nhưng ta không chỉ dừng ở đó : ta cũng cần biết cách đầu của chúng ta gắn với cổ như thế nào, cụ thể là đầu của chúng ta liên hệ thế nào với hai đốt sống cổ đầu tiên như thế nào. [2 :44] Tất cả các khớp của cơ thể có khả năng uốn gập ngoại trừ khớp thái dương hàm. Đó là khi hàm trên và hàm dưới khớp nhau thì xương hàm ngừng chuyển động. Ta gọi đó là điểm giới hạn cắn (terminal bite position). Thường ngày chúng ta phải đưa hai hàm lại rất nhiều lần : dù là để nuốt, nhai, hay nghiến răng.

[3 :10] Bây giờ chúng ta về lại với việc cân bằng. Nếu khớp cắn của bạn không tốt thì nó sẽ gây ra hiệu ứng gợn sóng cho phần còn lại của cơ thể. Ta gọi đó là hội chứng khớp thái dương – hàm. Hội chứng này gây ra các hậu quả như đau đầu, đau nửa đầu, chóng mặt, đau cổ, tư thế xấu, ù tai, chóng mặt, nghiến quai hàm, mòn răng, co lợi, đau hàm, đau mặt, đau hốc mắt hay thậm chí mất ngủ.

[3 :43] Vậy nguyên nhân của hội chứng này là gì? Nguyên nhân phổ biến nhất là vấn đề hô hấp khi còn nhỏ. Khi ta còn nhỏ, hàm trên phát triển nhờ sự ảnh hưởng của hai lực : lưỡi, một cơ hình chữ U tác động từ mặt trong của răng trước và các cơ môi má đẩy răng trước vào trong. Khi ta lớn lên thì sự cân bằng của hai lực này tạo nên một vòm xương hoàn chỉnh, giúp răng bạn có đủ chỗ để phát triển.

👉 https://www.24sevenhc.com.vn/dr-curtis-giai-thich-can-nguyen-va-dieu-tri-tmd/

[4 :18] Nhưng điều này chỉ xảy ra trong môi trường lí tưởng. Nhưng đôi lúc, trong cuộc sống hiện đại, sự ô nhiễm môi trường và khẩu phần ăn có thể khiến trẻ bị dị ứng. Dị ứng làm giới hạn dòng không khí vào trong mũi. Và nếu trẻ không thể thở bằng mũi thì trẻ sẽ thở bằng miệng. Nhưng để làm điều đó thì trẻ phải di chuyển lưỡi khỏi vị trí thông thường là ở vòm họng xuống hàm dưới. Bắng cách đó không khí mới có thể đi qua đường miệng để cho trẻ thở.

[5 :00] Sự thay đổi vị trí này mang lại hậu quả rất lớn trong sự phát triển của mặt, xương hàm, khớp hàm và răng. Những người thở bằng miệng có hàm trên hình chữ V, do đó hàm trên và hàm dưới phải di chuyển để các răng khớp nhau. Bạn còn nhớ trò chơi bảng cắm chốt không ? Khi bạn còn nhỏ, bạn nhận thấy rằng chốt chữ U có thể lọt qua lỗ chữ V, nhưng chốt chữ V không thể lọt qua lỗ chữ U.

[5 :37] Hàm dưới vẫn có hình chữ U nhưng hàm trên có hình chữ V, do đó chúng không khớp nhau.

[5 :45] Bây giờ hãy quay lại tuổi thơ một lần nữa. Hẳn các bạn còn nhớ bài hát này : xương sọ gắn với xương đầu, xương đầu gắn với xương cổ. Bạn biết phần còn lại rồi.

[6 :00] Bài hát đó chính xác. Nếu bạn làm thay đổi sự cân bằng giữa hàm trên và hàm dưới, nhiều hậu quả khác nhau sẽ lan tỏa xuống cơ thể bạn.

[6 :11] Hậu quả đầu tiên xảy ra ở cơ hàm.

Các cơ này đưa răng của bạn lại với nhau. Nếu việc đưa răng lại với nhau khiến một số cơ phải hoạt động quá mức thì các cơ này sẽ trở nên mỏi mệt và chúng sẽ kêu gọi sự giúp đỡ của các cơ khác. Khi các cơ trợ giúp cũng mỏi mệt, chúng ta sẽ thấy một sự thay đổi trong tư thế.

[6 :37] Thay vì ở tư thế thẳng thẳng, đầu sẽ chúi về trước còn các cơ vai và hông sẽ bị lệch.

[6 :42] Vậy người nha sĩ giúp bằng cách gì ? Họ sẽ làm giống như một vị thám tử trong phim CSI vậy.

[6 :50] Nếu họ nhìn vào răng của bạn và thấy khớp cắn không khớp, thì việc đưa hai hàm lại với nhau sẽ khiến cơ căng.

[6 :53] Giống như ta phải đi hai chiếc giày khác nhau. Tưởng tượng rằng bạn có hai chiếc giày : một chiếc giày cao gót và một chiếc dép lê. Bạn phải đeo hai chiếc giày khác nhau ấy và đi cả ngày. Đến cuối ngày, đầu gối, hông và lưng của bạn sẽ bị đau.

[7 :05] Hàm của bạn còn nhạy cảm hơn thế nữa. Một miếng trám lớn hơn một li thôi cũng sẽ dẫn đến sự mất cân bằng của cơ hàm.

[7 :15] Nếu nha sĩ cũa bạn có thể chỉnh cho hai hàm răng của bạn khớp với nhau thì các cơ có thể thư giãn và khớp hàm ở vị trí đúng. Từ đó, người này cũng đem lại cân bằng cho toàn bộ cơ thể.

👉 https://www.24sevenhc.com.vn/ket-hop-tens-va-tscan-de-can-bang-khop-can/

[7 :25] Vậy người nha sĩ giải quyết vấn đề này bằng cách nào ?

👉 https://www.24sevenhc.com.vn/huong-dan-cach-su-dung-tens-tren-lam-sang/

[7 :30] Đầu tiên, ta cần phải làm dịu đi các cơ bị mỏi mệt do phải luôn vật lộn với khớp cắn xấu. Các nha sĩ sử dụng những dụng cụ hiện đại đến từ công ty Myotronics. Công ty này được sáng lập vào những năm 1960 bởi Benard Jankelsen. Các nha sĩ ghi nhận lại các cữ động của hàm và sự cân bằng của các quai hàm cũng như làm dịu đi các cơ này bằng cách sử dụng máy ULFTENS. Cụm từ này là viết tắt của ultra-low frequency transcutaneous electro-neutral stimulation. Thiết bị này dùng để mát-xa cơ hàm. Máy này phát ra sóng âm tần số thấp để kích thích hàm và cổ trong chu kì 1,5 giây. Các cơ hàm và cổ cũng vì thế được co giãn và thả lỏng trong thời gian 1 tiếng. Sau đó các cơ này quay lại vị trí nghỉ bình thường. Nó giống như mát-xa để hết chuột rút vậy. Bây giờ các cơ đã khỏe mạnh và thả lỏng, nha sĩ có thể ghi nhận lại tương quan giữa hàm trên và hàm dưới trong trạng thái này. Sau đó, nha sĩ lắp dụng cụ chỉnh hình cho hàm dưới của răng. Bây giờ, khi bệnh nhân cắn, các cơ không còn mất cân bằng nữa mà ở một vị trí bình thường và khỏe mạnh. Vị trí cắn mới này giúp cải thiện tương quan cổ và đầu. Các cơ vai và lưng giờ thả lỏng hơn. Phản hồi thần kinh từ vai và cổ lên não cũng dịu đi. Cơ thể cũng phản ứng bằng cách xoa dịu những bộ phận khác của cơ thể, từ đó bớt đi căng thẳng và cải thiện sức khỏe. Đó là vì sao bạn cần chữa hội chứng khớp thái dương – hàm. Bạn sẽ bớt đau do căng cơ, bạn sẽ không còn đau đầu, đau cổ hay đau lưng. Bạn có thể cải thiện chức năng của khớp quai hàm và loại trừ việc khớp quai hàm kêu lộp cộp. Tai bạn sẽ bớt rung hơn và bạn sẽ bớt chóng mặt. Bạn có thể phục hồi chiều cao mặt và làm mình trông trẻ hơn. Bạn có thể cải thiện tư thế của mình. Bạn có thể ngủ ngon hơn, có nhiều năng lượng hơn và sống cân đối hơn.

     

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *